Công ty môi trường xanh Thanh Long thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy tất cả các chất thải nguy hại phát sinh của tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt…
Sau khi nhận được yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải của khách hàng (chủ nguồn thải), nhân viên và phương tiện vận chuyển của Thanh Long sẽ đến địa điểm của khách hàng để nhận chất thải. Tại đây, những nhân viên của Thanh Longsẽ kiểm tra xem hiện trạng đóng gói, dán nhãn, và lưu chất thải đúng theo quy định.
Tuy thuộc vào thành phần, những tính chất và những đặc tính mà những chất thải sẽ được lưu giữ, chứa trong các thiết bị khác nhau để vận chuyển an toàn, nhằm tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải.
Sau khi kiểm tra và xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng như quy định, hai bên sẽ tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên vận chuyển. Đồng thời khách hàng (chủ nguồn thải) lập chứng từ CTNH theo như mẫu quy định của Bộ TN&MT.
Khi việc bốc dỡ đã hoàn tất, nhân viên phụ trách sẽ kiểm tra lại để đảm bảo việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng như quy định về an toàn trước khi xe vận chuyển chất thải về nhà máy của Thanh Long theo đúng như lộ trình.
Chất thải sau khi được vận chuyển về nhà máy sẽ được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo đúng như quy định lưu giữ chất thải.
Nếu như chất thải không bị xáo trộn, tổ phân loại sẽ tiền hình đối chiếu với chứng từng quản lý CTNH để xác định loại chất thải và tiến hành bốc dỡ xuống phương tiện. Còn nếu như chất thải đã bị xáo trộn, tổ phân loại sẽ tiến hành phân loại sơ bộ dựa trên chứng từ quản lý CTNH ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và giao cho tổ cân tiến hành xác định số lượng.
Sau khi đã có số liệu sơ bộ, tổ phân loại sẽ tiến hành phân loại chi tiết và đóng gói chất thải theo đúng với quy cách của Thanh Long để cho việc thuận tiện xử lý. Chất thải sẽ được phân loại theo nhóm tương ứng với phương án xử lý của từng chất thải: nhóm xử lý đôt, xử lý hóa rắn, xử lý tái chế…
Sau khi đã phân loại xong, chất thải sẽ được nhập và lưu vào kho theo đúng khu vực đã được quy định để chờ xuất kho tiến hành xử lý theo đúng như phương án xử lý đã đưa ra.
Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt chính là dầu DO.
Tại lò sơ cấp, nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải, luôn duy trì nhiệt độ ở trong lò là 800- 10000C. Khí sinh ra khi đốt sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải.
Lò đốt thứ cấp sẽ luôn duy trì ở nhiệt độ cao từ 1000- 1.2000C. Khí sinh ra sẽ được dẫn qua thiết bị tháp lưu để hạ nhiệt và thu lại 1 phần bụi, kế đến đi qua tháp giải nhiệt để nhiệt độ giảm xuống 3000C tránh hình thành độc đioxin.
Dòng khí sau khi được hạ nhiệt sẽ được dẫn qua 2 thiết bị hấp thụ (Tháp hấp thụ), bên trong có các lớp đệm sứ, các bét phun nước và dung dịch pha lỏng NaOH
Xử lý chất thải bằng phương pháp hóa rắn
Chất thải cần hóa rắn sẽ được nghiền đến một kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát, polyme sẽ được bổ sung vào để thực hiện quá trình trộn khô, sau đó thêm nước vào để thực hiện quá trình trộn ướt.
Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp được trộn đều được tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau một thời gian hòa trộn, các hỗn hợp sẽ được cho vào khuôn lập phương. Sau 28 ngày được bảo dưỡng khối rắn, các thành phần ô nhiễn hoàn toàn bị cô lập.
Các loại nước thải sẽ được phân loại và chứa trong thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là một công đoạn đơn giản nhưng sẽ giúp xử lý các công đoạn phía sau được dễ dàng thuận tiện hơn.
Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy được vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đi đến giai đoạn xử lý tiếp theo.
Đối với các dạng nước thải nhiễm dầu sẽ được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hòa.
Hệ thống thực tế xử lý 35M3/ngày-đêm. Bộ TNMT cấp phép 25M3/ngày-đêm theo DTM
Quá trình xử lý đèn huỳnh quang sẽ được thực hiện thông qua 3 giai đoạn trong thiết bị xử lý kín: xay-nghiền bóng, chưng cất phân loại, thu hồi chuyển qua khâu hóa rắn.
Đầu tiên bóng đèn sẽ được cho vào thiết bị cắt bóng nhằm phá vỡ lớp và vỏ thủy tin của đèn để giải phóng các chất trong đèn như: bột huỳnh quang, HG và các khí trơ.Trong quá trình cắt hơi thủy ngân phát sinh sẽ được dẫn vào hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính.
Hỗn hợp thủy tinh, dây tóc, bột huỳnh quang… sẽ được đưa vào thiết bị chưng cất ở nhiệt độ 3750C nhằm bay hơi hết Hg. Hơi Hg sẽ được dẫn qua thiết bị ngưng tụ thu hồi.
Phần hỗn hợp sạch sẽ được dẫn qua sàn phân loại riêng biệt bốn thành phần: thủy tinh, nhôm, đồng, và bột huỳnh quang. Nhôm đồng sắt sẽ được thu hồi và tái chế, riêng thủy tinh và bột huỳnh quang sẽ mang đi hóa rắn và chôn lấp an toàn.