Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc không nhiều thì ít sẽ sản sinh ra từ chúng. Chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải văn phòng, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế, rác thải nông nghiệp,… Khi nền kinh tế công nghiệp ở nước ta ngày càng tăng trưởng cũng là lúc môi trường bị suy thoái ô nhiễm đi cùng với chất thải ngày càng lan rộng.
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất thông qua không khí, nguồn nước, mạch nước ngầm…
Những loại chất thải nguy hại
Việc xử lý chất thải công nghiệp độc hại ở nước ta đã được quan tâm của các cơ quan, ban ngành. Nhưng có một thực tế cho thấy rằng, các hoạt động dường như “muối bỏ bể”. Những vấn đề cần xử lý tận gốc còn tồn tại rất nhiều trong khi mỗi ngày hàng tấn chất thải nguy hại lại được sinh sôi và đổ vào môi trường. Nguyên nhân sâu xa chính là sự thiếu ý thức của cộng đồng và các doanh nghiệp trong xử lý chất thải.
Trong khi rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm, tạo điều kiện để các vi khuẩn, vi trùng truyền nhiễm sinh sôi thì rác thải công nghiệp lại có mức độ nguy hiểm cực kì lớn như chất phóng xạ, dầu nhờn, thuốc tẩy công nghiệp hay phốt pho, thuốc trừ sâu từ chất thải nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… Nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Cụ thể, chúng tác động đến sức khỏe cộng đồng thông qua:
Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Khi ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp còn bị xem nhẹ việc xử lý chất thải thì môi trường sẽ chịu nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao.
Để xử lý chất thải công nghiệp, hiện nay có các giải pháp được đề ra bao gồm:
Cần xử lý chất thải công nghiệp
Nhìn chung, xử lý chất thải – công cuộc bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp thực hiện được hay không đều từ ý thức và hành động của con người.
Địa chỉ: Số 48, Tổ 2, Khu phố 3B, P. Thới Hòa, Thị Xã Bến Cát, Bình Dương
Điện thoại: 0937 563219 Mr. Trường - 0936 057 839 Mr. Quỳnh
Email: duytruong1925@gmail.com
Website: Website: www.moitruongxanhthanhlong.com